Ăn ít hơn, chậm hơn: bí quyết ăn ngon

Ăn cùng gia đình, bạn bè giúp bạn ngon miệng hơn

(Calgary Herald) Cứ vào những kỳ nghỉ cuối mỗi năm, Melanie dường như lại tăng thêm vài cân. Một phần nguyên nhân là do ngày ngắn hơn làm giảm đi động lực cho cô duy trì chương trình đi bộ thường xuyên. Nhưng cô cũng nhận thấy rằng những bữa ăn thoãi mái sẵn sàng đã góp phần “nhồi” thêm chút nữa vào nỗi băn khoăn lo lắng của cô.

Để giải quyết vấn đề này, trang Calgary Herald đã xây dựng một kế hoạch dinh dưỡng riêng không chỉ kê ra những gì cần ăn mà còn nên ăn như thế nào nữa.

Tờ báo online này cũng đã cân  nhắc những nhân tố ảnh hưởng đến việc Melanie đã chọn thức ăn khi nào và như thế nào, kể cả việc cô ăn ở đâu, với ai, và đang làm gì khi ăn. Tờ báo này còn bỏ ra khá nhiều thời gian khảo sát thời gian chuẩn bị bữa ăn và thời gian ăn nói chung nữa.

Melanie biết cô ăn ngon miệng nhất khi cô chuẩn bị chu đáo từ trước để tránh những quyết định tức thời thiếu tính toán. Cô cũng thấy ngon miệng khi ăn chung với ai đó hơn là ăn một mình. Cô đặt ra mục đích là sẽ không ăn ba món chính của bữa tối (bích quy, crakers và khoai tây chiên) khi không có ai ăn cùng, vì nếu một mình cô không bao giờ ăn hết cả gói.

Điều quan trọng nhất là Melanie phải từ từ chuẩn bị và ăn tối thật thong thả. Mặc dùng cô không nghĩ mình có nhiều thời gian nhưng khi xét lại quỹ thời gian cô đã dành xem ti vi, cô có thể thêm chút thời gian nữa cho bữa tối.

Cô rất ngạc nhiên khi kéo dài thời gian chuẩn bị, nấu nướng và ngồi ăn từ 20 đến 60 phút hoặc hơn làm cô cảm thấy giảm hẵn cảm giác vội vã hoặc lo lắng trong buổi tối. Ăn mà không bật ti vi, cho thức ăn ra đĩa thay vì lơ đễnh ăn thẵng từ trong bao, và tập thưởng thức từng miếng một giúp cô thấy no hơn dù là ăn ít hơn.

 

Nghiên cứu: người Pháp quả là sành ăn 

Người Pháp ít bị béo phì hơn người Mỹ. Một số nhà nghiên cứu tin rằng một phần là do người Pháp ăn ít hơn và cách ăn nói chung cũng khác hơn.

Tiến sỹ Paul Rozin, một chuyên gia tâm thần học của Đại học Pennsylvania, đã so sánh các nhà hàng tương đương về giá, vị trí và loại thức ăn – bao gồm nhà hàng thức ăn nhanh, bistro, pizza, tiệm ăn Tàu và quán kem - ở cả Pennsylvania và Paris. Mặc dù có nhiều khác biệt trong cách ăn uống giữa người Pháp và người Mỹ, cuộc nghiên cứu này cũng đã cho thấy nhiều điểm thú vị. Khẩu phần của người Pháp ít hơn tới 25% so với khẩu phần người Pennsylvania thường ăn.

Nghiên cứu cũng cho thấy bữa ăn tại nhà ở Pháp cũng nhẹ hơn. So sánh khối lượng thực phẩm trong các thực đơn các sách hướng dẫn nấu ăn ở Mỹ và các sách tương tự ở Pháp cũng cho thấy khẩu phần ăn của người Mỹ nhiều hơn của người Pháp trung bình 25%, riêng món thịt nhiều hơn tới 53%. Thực đơn duy nhất của người Mỹ ít hơn của người Pháp là món rau.

Một lý do khiến người Pháp thấy no hơn người My dù ăn ít hơn có lẽ là liên quan đến thời gian ăn uống. Rozin nhận thấy trong các nhà hàng Mc-Donald, người Pháp dùng bữa trung bình mất 22,2 phút so với 14.4 phút đối với người Mỹ.

Một nghiên cứu khác trên 1.500 phụ nữ trung niên, công bố trên tờ Journal of the American Dietetic Association số tháng Tám 2011 cho thấy những phụ nữ ăn càng nhanh càng nhiều cân. Trong biểu đồ tốc độ ăn có năm nấc, mỗi nấc tăng tương đương với việc tăng 2,8% chỉ số trọng lượng cơ thể (body mass index - BMI), hay tương ứng với việc tăng thêm khoảng bốn pounds (hơn 1,8kg).

Trong những nhà hàng và gia đình truyền thống ở Pháp, người ta thường phục vụ nhiều món trong một bữa ăn và thường ăn cùng gia đình hoặc bạn bè.

Cũng như Melanie nhận thấy, cách ăn này giúp kéo dài bữa ăn, giảm tốc độ ăn và tạo cho não bộ đánh giá được chất lượng món ăn chính xác hơn. Điều này cũng có thể giúp bạn tận hưởng bữa ăn tốt hơn và làm bạn ăn ít hơn mà thực sự có cảm giác no hơn.