Măng có thể giúp ngừa ung thư Nếu bạn không phải là người châu Á, có lẽ bạn chỉ có tiếp xúc với các món măng khi vào các nhà hàng Trung Hoa. Thế nhưng theo các nhà nghiên cứu thuộc Đại Học Panjab ở Ấn Độ, măng có thể là loại thực phẩm bổ dưỡng mới đối với con số ngày càng tăng những thực khách quan tâm đến sức khỏe khi chọn món. Theo một nghiên cứu vừa được xuất bản trong Comprehensive Reviews in Food Science and Food Safety, măng non “giàu các thành phần bổ dưỡng, chủ yếu là proteins, carbohydrates, các loại khoáng, chất xơ, và ít hàm lượng chất đường, chất béo”. Đặc biệt, các tác giã lưu ý rằng măng tươi là nguồn bổ sung tốt các loại thiamine (vitamin B1), niacin (vitamin B3), vitamin A, B6, và E, ka-li, can-xi, ma-giê, thiếc, đồng, sắt, và crôm, và hàm chứa 17 amino a-xít khác nhau, trong đó có tám loại là thiết yếu đối với sức khỏe con người. [Thiamine (vitamin B1) giúp các tế bào cơ thể biến hy-drat các-bon thành năng lượng. Thiamine rất cần thiết đối với chức năng tim, cơ, và hệ thần kinh.] Họ tre, thộc họ cây mọc nhanh nhất trên thế giới, chủ yếu được dùng trong công nghiệp xây dựng, như trong các công trình xây dựng hay vật dụng nội thất. Thế nhưng măng non đã và đang được dùng làm thực phẩm ở Trung Quốc, và nhiều nước châu Á khác, hơn 2.500 năm nay. Nhóm nghiên cứu, do giáo sư Nirmala Chongtham thuộc khoa Thực Vật Học Đại Học Panjab dẫn đầu, lưu ý rằng theo kết quả nghiên cứu, măng có lợi cho sức khỏe “từ việc ngăn ngừa ung thư, giảm cân, đến giảm mức cholesterol, cải thiện vị cảm và tiêu hóa.” Những lợi điểm khác mà măng đem lại là khả năng giúp chống chất oxy hóa, kháng khuẩn, và chống vi-rút, nhờ có chứa các thành phần phê-nôn. Nhóm nghiên cứu cho biết thêm rằng măng “còn chứa các tác nhân chống lại các chất sinh bệnh ung thư” và rằng “các chất nhiệt phân có gốc từ tre có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, và giúp bồi bổ các nơ-ron thần kinh.” Xu hướng ẩm thực có ý thức về sức khỏe đang ngày càng tăng đã thúc đẩy gia tăng các nhóm thực phẩm chức năng. Các nhà nghiên cứu cho rằng măng nằm trong nhóm đó. Hiện nay chất xơ trong măng đã được bổ sung vào nhiều loại thực phẩm, gồm cả các loại bánh nướng, xốt, bánh quy, sợi mì, bánh ăn dặm, bột ngũ cốc, và các loại thực phẩm khác.
Măng có thể là thực phẩm bổ dưỡng mới
0